Hỗ trợ trực tuyến

Call : 0904 653 346 skype

Call : 0168.564.8888 skype

Kiến Thức Máy Phát Điện

Cân bằng công suất trong hệ thống điện – kì 1

Đặc điểm rất quan trọng của các hệ thống điện là truyền tải tức thời điện năng từ các nguồn đến các hộ tiêu thụ và không thể tích trữ điện năng thành số lượng nhận thấy được.

Tính chất này xác định sự đồng bộ của quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng.

Tại mỗi thời điểm trong chế độ xác lập của hệ thống, các nhà máy của hệ thống cần phải phát công suất bằng công suất của các hộ tiêu thụ, kể cả tổn thất công suất trong các mạng điện, nghĩa là cần phải thực hiện đúng sự cân bằng công suất phát và công suất tiêu thụ.

Ngoài ra để đảm bảo cho hệ thống vận hành bình thường, cần phải có dự trữ nhất định của công suất tác dụng trong hệ thống. Dự trữ trong hệ thống điện là một vấn đề quan trọng, liên quan đến vận hành cũng như sự phát triển của hệ thống.


Vì vậy, phương trình cân bằng công suất tác dụng trong chế độ phụ tải cực đại đối với hệ thống điện thiết kế có dạng :

                P + PHT  = Ptt = m.∑Pmax + ∑∆P + Ptd + Pdt         (1.1)

Trong đó :

P -  tổng công suất do nhà máy điện phát ra

                    P = Pkt = 240 MW

PHT  -  công suất tác dụng lấy từ hệ thống.

m    -  hệ số đồng thời xuất hiện các phụ tải cực đại (m=1)

∑Pmax - tổng công suất của các phụ tải trong chế độ cực đại.

Nếu trong mạng thiết kế có 2 nhà máy điện, khi đó cần chọn một nhà máy điện làm nhiệm vụ cân bằng công suất trong hệ thống, nhà máy điện còn lại sẽ phát công suất theo dự kiến.

Trong thực tế thường chọn các nhà máy điện có công suất lớn và có khả năng điều chỉnh nhanh chóng công suất tác dụng là nút cân bằng công suất, ví dụ các nhà máy thủy điện, các nhà máy nhiệt điện tuabin khí, … Để thuận tiện khi tính, nút cơ sở về điện áp thường được chọn trùng với nút cân bằng công suất.

Tham khảo thêm bài viết liên quan : Bảo vệ ngắn mạch trong hệ thống điện

Các tin liên quan:

img
Web Analytics